Insight Out 2 - Trưởng thành là sống chung với nỗi lo âu?

Dựa trên lời thoại đầy xúc động của nhân vật Joy trong bộ phim "Inside Out 2", ta khám phá chủ đề trưởng thành và học cách chung sống với nỗi lo âu. Hành trình của Joy mang đến một cái nhìn chân thực về những cảm xúc phức tạp mà người lớn phải đối mặt hàng ngày.

Những Mảnh Ghép Cảm Xúc 2 (Inside Out 2)
Những Mảnh Ghép Cảm Xúc 2 (Inside Out 2)

"I don't know how to stop anxiety. Maybe that's what happens when you grow up". 

Trong bộ phim "Inside Out 2", lời thoại trên của nhân vật Joy đã khiến mình cảm thấy vô cùng xúc động. Vì câu nói ấy miêu tả quá đỗi chân thực điều mà mình đã nhận thấy lâu nay, nhưng chưa thể diễn đạt được thành lời một cách trần trụi và chân thực đến thế. Đúng vậy, trở thành người lớn là phải học cách sống với nỗi lo âu.

Khi chúng ta đủ lớn để tự lo cho thân mình, chúng ta cũng phải đảm đương nhiều trách nhiệm hơn về sức khỏe, về tài chính, về sự nghiệp, về các mối quan hệ xã hội... Có quá nhiều thứ phải học và làm, trong khi bản thân chúng ta vẫn còn quá non nớt, còn thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng để có thể giải quyết.

Sống vô tri thì cũng vui. Nhưng đến một lúc, bạn sẽ nhận ra vô tri không giúp chúng ta vượt qua được những vấn đề quan trọng. Thế giới phức tạp đã đành, lòng người thậm chí còn phức tạp hơn. Bị ném vào giữa những sự phức tạp mơ hồ ấy, việc cảm thấy lo âu là một điều tất yếu.

Sự thật này vốn chẳng hào nhoáng hay lãng mạn gì. Nhưng khi có thể chấp nhận được nó, thì có nghĩa bạn đang dần trưởng thành hơn. Vì thật ra, lo âu cũng chỉ là một cảm xúc. Và cũng như mọi cảm xúc khác, nó không phải một điều gì xấu cả. Sở dĩ bạn cảm thấy lo âu, suy cho cùng, cũng là để bạn phải suy nghĩ nhiều hơn về tương lai, lên kế hoạch, dự phòng cho những rủi ro, có được sự chuẩn bị tốt nhất cho những viễn cảnh ngoài ý muốn...

Đó là một thứ cảm xúc mang lại nhiều giá trị, tạo động lực cho chúng ta để hành động một cách cẩn trọng, có trách nhiệm và khôn ngoan hơn. Chỉ khi sự lo âu trở nên kéo dài và không thể được kiểm soát, khiến chúng ta đánh mất đi sự cân bằng nội tại, mất ăn, mất ngủ, mất cả sự bình yên... thì khi đó nỗi lo âu mới trở thành vấn đề (những dấu hiệu của General Anxiety Disorder: rối loạn lo âu lan tỏa).

Nhưng trong phần lớn những hoàn cảnh khác, cảm thấy lo âu là hết sức bình thường: Lo âu là cảm giác hồi hộp khi bạn chuẩn bị bước vào một buổi phỏng vấn, một bài thuyết trình, một cuộc họp quan trọng... Lo âu là cảm giác hỗn mang trước một quyết định lớn, như khi chuẩn bị kết hôn, chuẩn bị sinh con... Lo âu là cảm giác hoang mang không biết tương lai sẽ thế nào, liệu mình có ổn không, liệu cuộc sống có khó khăn không...

Và thực tế là: đây là một phần tất yếu của trải nghiệm làm người. Nó là thứ cảm xúc mà ai cũng trải qua, kể cả những người có cuộc sống đủ đầy và thành công nhất.

Vậy nên, nếu như bạn cũng cảm thấy lo âu trước cuộc sống, mình chỉ hy vọng bạn hiểu được rằng bạn không hề cô đơn với thứ cảm giác ấy. Mình biết, nó không hề dễ chịu. Nhưng sự thật là không có cách nào để dập tắt được cảm xúc cả. Bạn chỉ có thể học cách để làm quen với nó, chấp nhận sự hiện diện của nó, làm những việc bạn cần làm bất chấp việc bạn cảm thấy lo sợ thế nào.

Vì "lối thoát duy nhất chính là đi xuyên qua". Hãy đối diện và đi xuyên qua những cảm xúc không mấy dễ chịu đó bên trong mình. Lo thì cứ lo, nhưng sống thì cứ phải sống, việc gì cần làm thì cứ phải làm. Tập trung vào những gì mà bạn có thể kiểm soát. Hiểu được điều này, thì mình tin là bạn đã sẵn sàng cho mọi thứ.


Đối diện với nỗi lo âu là một phần không thể thiếu của quá trình trưởng thành. Khi chúng ta lớn lên, trách nhiệm và gánh nặng tăng lên, và những lo lắng về tương lai trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Những lo âu này không chỉ đến từ những áp lực bên ngoài mà còn từ những kỳ vọng mà chúng ta đặt ra cho chính mình. Điều quan trọng là nhận ra rằng nỗi lo âu không phải là kẻ thù, mà là một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang quan tâm và có trách nhiệm với cuộc sống của mình.

Trong thế giới hiện đại, nơi mà mọi thứ dường như luôn thay đổi và không chắc chắn, lo âu có thể được xem như một cơ chế bảo vệ giúp chúng ta chuẩn bị và đối mặt với những thử thách. Nó thúc đẩy chúng ta lên kế hoạch, đánh giá các rủi ro và tìm kiếm những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cách kiểm soát và điều chỉnh lo âu để nó không trở thành một gánh nặng.

Một trong những cách hiệu quả để đối phó với lo âu là thông qua việc thực hành chánh niệm và thiền định. Những phương pháp này giúp chúng ta tập trung vào hiện tại, giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực và tăng cường sự tự nhận thức. Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và có giấc ngủ đủ cũng là những yếu tố quan trọng giúp giảm bớt lo âu.

Giao tiếp và chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè cũng là một cách quan trọng để giảm bớt lo âu. Khi chúng ta chia sẻ những lo lắng của mình, chúng ta không chỉ giảm bớt áp lực mà còn nhận được sự hỗ trợ và lời khuyên từ những người xung quanh. Điều này giúp chúng ta cảm thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để đối mặt với những thử thách.

Một khía cạnh khác của việc đối phó với lo âu là học cách chấp nhận rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát mọi thứ. Có những tình huống mà chúng ta không thể thay đổi, và việc chấp nhận sự thật này giúp giảm bớt sự căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Hãy nhớ rằng, việc đối diện và chấp nhận lo âu không có nghĩa là chúng ta yếu đuối, mà là một dấu hiệu của sự mạnh mẽ và trưởng thành.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là không bao giờ từ bỏ hy vọng. Dù cho cuộc sống có khó khăn đến đâu, hãy luôn tin rằng bạn có thể vượt qua mọi thử thách. Nỗi lo âu chỉ là một phần nhỏ trong hành trình trưởng thành, và với sự kiên trì, lòng can đảm và sự hỗ trợ từ những người xung quanh, bạn sẽ tìm thấy sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn. Trưởng thành không phải là sống không có lo âu, mà là học cách sống cùng nó và tiếp tục tiến lên phía trước.

Và mong rằng, bạn đã tìm được câu trả lời cho riêng mình!

Hãy đố i diện và đi xuyên qua những cảm xúc khó chịu đó bên trong mình. 

Mình là Mello ^^

 

CÁC REVIEW KHÁC CỦA PHIM NÀY

No data